BACILLUS SUBTILIS

  • Mật độ đạt được: ≥ 10^9 cfu/g và ≥ 10^10 cfu/g
  • Tỷ lệ bào tử ≥ 90%, khả năng chịu nhiệt cao, thuận lợi cho việc bào chế các sản phẩm
  • Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 30 độ C.
  • Đạt độ tinh khiết cao, không bị nhiễm chéo
 


CƠ CHẾ TÁC DỤNG

 


  • Bacillus subtilis có vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế quân bình vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó.
  •  Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.


CÔNG DỤNG

  • Một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học
  • Có khả năng sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Protease, Amylase, Cellulose ... giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A, B, C, R), Bacillopectin, Mycobacillin, Sublitin (A, B, C), Prolimicin ... Nhờ các kháng sinh này mà B. sublitis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột
  •  Có khả năng đồng hóa một số vitamin như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấp của sinh vật 
  • Đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway London, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1 x 1011 cfu/ngày (Hong và đồng sự, 2008).